Đặc sản “Nước Giút từ đồ ăn thưa” xứ Thanh thuộc top những món ăn đặc sản kinh dị nhất Việt Nam

125 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

‘Gỏi cá sống kiến vàng’ đãi khách quý của người Rơ Mă

Gỏi cá sống kiến vàng

Món ăn yêu thích của người Rơ Măm (huyện Sa Thầy, Kon Tum) đó là trứng và kiến vàng. Món gỏi cá kiến vàng người Rơ Măm là món ăn đặc sản, bổ dưỡng được tổ tiên người Rơ Măm truyền lại và chỉ làm để đãi khách quý.

Cá tươi được băm nhỏ rồi trộn lẫn với kiến sống. Để khử mùi tanh của cá, món ăn được trộn thêm chanh, muối hạt, ớt xanh, tiêu rừng và bột thính.

“Loại kiến khác thì không ăn được nhưng kiến đỏ thì ăn được. Con kiến có 2 loại trứng, lấy loại nhỏ hay loại to cũng đều được…”, ông A reng nói.

Gỏi cá sống kiến vàng được ăn kèm với lá sung hoặc lá lộc vừng.

Đặc sản làm từ đồ ăn thừa

Đặc sản nước giút từ đồ ăn thừa

Ở dân tộc Mường thuộc xã Xuân Phúc (huyện Như Thanh, Thanh Hóa), món nước giút được mệnh danh là đặc sản của người dân xứ Mường.

Để làm nước giút, phải lấy tất tần tật những cái gì còn thừa thải trong mâm cơm từ xương lợn, gà, cá đến các loại rau, miến, mì tôm, nước canh… cho vào chum.

Sau đó đổ nước luộc bánh chưng vào, cũng có thể bỏ thêm một cái bánh chưng, hoặc nước vo gạo nếp vào cho nhanh chua.

Một nguyên liệu không thể thiếu đó là chuối rừng. Chuối rừng được thái mỏng, luộc sơ rồi cho vào chum, nêm thêm muối trắng và để lá đinh lăng lên trên rồi buộc kín, đậy nắp lại.

“Chum nước giút phải được hong xương hằng đêm. Sau 2-3 tháng sau khi xương và các thứ bên trong mềm, ngấu, chua là ăn được, loại này ăn thay mẻ và đặc biệt là không bao giờ xảy ra hiện tượng đau bụng”, bà Thu nói.

‘Nậm pịa’ món ăn hôi nhất của người Mường Hòa Bình 

Nguyên liệu chính để chế biến món này là nội tạng của động vật. Ngày trước, người dân nơi đây thường dùng nội tạng của lợn rừng làm nậm pịa. Bây giờ người ta dùng trâu, bò, dê…

Sau khi thịt con vật, sẽ chọn phần ngon nhất như sụn, cuống tim, thịt nạc, thịt bạc nhạc và tiết. Tất cả nội tạng như lòng, tiết, tim gan, phèo, phổi được đem ninh nhừ.

Pịa chính là phần phân non nằm giữa đoạn ruột già và dạ dày. Để lấy được pịa chuẩn đòi hỏi phải có nghề. Khi mổ bụng động vật, phải cẩn thận thắt chặt hai đầu ngăn cách với ruột già và dạ dày để chất tương bột trong ruột non không bị pha tạp.

Việc chế biến món nậm pịa cũng khá phức tạp. Xương phải ninh đến khi mềm rồi cho các loại nguyên liệu như sụn, thịt, phổi phèo vào nước dùng. Pịa sẽ được cắt thành từng khúc, cho các loại gia vị như các loại rau thơm, tỏi, ớt và hạt mắc khén. Tất cả được ninh tới khi dịch sền sệt thì được gọi là món nậm pịa.

Nậm pịa có màu xanh rêu, mùi thum thủm của phân non, vị đắng của gia vị. Khi ăn sẽ cảm thấy vị dai của sụn, vị bùi của thịt hòa lẫn với mùi đặc trưng của hạt mắc khén. Theo người dân nơi đây, nậm pịa có khả năng giúpcơ thể tiêu độc, giải rượu và giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi.

Đặc sản bọ xít rang

Ở huyện Đà Bắc, Hoà Bình rất nổi tiếng với món bọ xít. Vào mùa vải, nhãn nở hoa, bọ xít thường xuất hiện nhiều, người dân địa phương thường dùng vợt để bắt.

Để chế biến món bọ xít cũng trải qua nhiều công đoạn. Người làm phải rất cẩn thận khi nặn dịch hôi trong bụng của nó. Nếu để loại dịch này bắt vào mắt sẽ dẫn đến mù lòa. Bọ xít được rửa bằng nước vôi để khử mùi hôi cũng như làm sạch. Đun chảo mỡ nóng già, sau đó cho bọ xít vào rang đến giòn.

 



    Trả lời

    Contact Me on Zalo
    0973 397 440